Tình yêu qua góc nhìn thực tế mà phũ phàng -4.

Bây giờ xin nói về cái gọi là “tình yêu đích thực”.
Như ta đã thấy, tình yêu nó đơn giản chỉ là cảm xúc tốt đưa lại do bản năng duy trì nòi giống gây ra, cộng với việc xã hội màu mè hóa nó lên để ràng buộc lẫn nhau.
Part 3 đã có phân tích, với những người yêu “bản năng” hơn, thì tình yêu họ thiên về bản năng, gặp cái có thể đã yêu ngay. Và yêu thì tất nhiên theo kiểu bản năng, nghĩa là gái ham tài, tiền, đẹp; trai ham sắc (duyên).
Còn những người kém bản năng hơn, thì họ thường dựa vào định nghĩa của người khác, dựa vào sách báo, dựa vào tiểu thuyết để tự vẽ ra tình yêu, cảm xúc của mình. Vì vậy nên cảm xúc của họ không có chủ đích, tình yêu cũng trở nên loạn. Nhưng tiểu thuyết nào rồi cũng hướng đến nụ hôn, mà tình yêu nào rồi cũng phải thăng hoa (hoặc gần thăng hoa) một chút. Nếu không cũng chỉ là bạn tri kỉ.
Nhưng con người càng ngày càng “ngu” đi trong việc phân biệt cảm xúc. Vì vậy có 1 số cảm xúc tốt khác cũng nảy sinh trong quá trình giao tiếp, hẹn hò, làm người yêu, ta lại quy nó vào tình yêu luôn.

Vậy nên phân biệt cái đã. Phân biệt những cảm xúc “thuần tình yêu” và cảm xúc “không thuần tình yêu”.

1. Cảm xúc “thuần tình yêu”.
Chính là cảm xúc do bản năng duy trì nòi giống đưa lại. Những cảm xúc này kích thích sản sinh các hocmon, làm tim đập nhanh, đầu óc hưng phấn. Vậy nên đơn giản là, ở bên người ấy, ta có cảm xúc về giới tính. Như vậy đầu tiên là chạm mặt, sau đó phải chạm da, và rồi chạm chạm những thứ khác nữa. Đấy là gọi là tình yêu thuần chất sinh ra từ bản năng.

Có một số người sẽ phản đối ngay lập tức. Họ bảo rằng thế thì khác gì con thú. Tôi yêu nhưng không hề quan hệ gì với người yêu cả.
Mình xin trả lời rằng, tuy bạn yêu, nhưng tình yêu của bạn, nó có nhiều nét tương đồng với tình bạn, tình anh em, tình cha con v.v… Tức là tình yêu do những cảm xúc “không thuần tình yêu” gây ra.

2. Cảm xúc “không thuần tình yêu”.
Đây là những cảm xúc tốt đẹp lại trong quá trình yêu. Cũng là cảm xúc tốt thôi. Nhưng chính vì nó tốt, nên ta hay vô tình quy nó thành tình yêu luôn. Điểm qua 1 vài ví dụ.

- Tự hào: Khi có người yêu, vợ, chồng, tốt 1 điểm nào đó hơn người khác. Hoặc đơn giản chỉ là “khác biệt” so với người khác. Có thể sẽ nảy sinh cảm xúc tự hào. Cảm xúc tự hào thường chỉ là cảm xúc bồi đắp thêm cho các cảm xúc khác, khiến mình gắn bó với đối tượng hơn.
Có thể thấy rõ bằng việc nhiều anh chàng cố tán những cô gái xinh đẹp chỉ để tự hào với bạn bè. Hoặc các cô gái cố yêu những anh chàng đẹp mã, galăng để tự hào với đồng nghiệp…


- Duy trì sự sống – an toàn - được tôn trọng: Chính là những tầng dưới của tháp nhu cầu Maslow.
Khi 1 người có đủ tài chính, khả năng chu cấp tiền bạc. Họ sẽ tạo ra cho bạn những cảm xúc tốt.
Tầng dưới cùng, bạn được ăn no, đảm bảo không đói, bạn sẽ thích.
Tầng thứ 2, bạn được che chở, được biết rằng, ở bên anh ta, mình sẽ yên ổn, bạn sẽ thích.
Tầng thứ 3, được tôn trọng, nghĩa là nhờ anh ta, mà xã hội tôn trọng bạn hơn, bạn sẽ thích.

Cả 3 loại cảm xúc này, đều là cảm xúc không thuần chất tình yêu. Mà chỉ là những cảm xúc tốt đem lại do việc có được những nhu cầu của con người. Ngoài người mình yêu ra, thì bạn bè, cha mẹ, hay bất cứ ai cũng có thể đem lại cho ta những cảm xúc này. Miễn là họ đủ thân thiết với ta, và ta mong cầu cảm xúc từ họ.
(nhưng tất nhiên của người yêu thì vẫn thích hơn, vì nó đi kèm thêm cảm xúc tình yêu, cảm xúc tự hào nữa)
Với người giàu thì không sao, chứ với người nghèo, những cảm xúc này rất quan trọng, nhiều khi nó lấn át tình yêu đích thực.


- Hy vọng:
Cảm xúc hi vọng được tạo ra, khi người yêu của mình hiện tại không đáp ứng được những nhu cầu về mặt cảm xúc cho mình (cả cảm xúc tình yêu, lẫn cảm xúc không thuần tình yêu)
Và ta hi vọng những thứ đó trong tương lai. Lúc này, cảm xúc hi vọng lại trở thành thứ tạm thời lấp chỗ trống. Thế là con người ta, vẽ nên đủ thứ hoa mỹ về tình yêu dựa trên niềm hi vọng:
+ Em tin anh sẽ thành công, em luôn ở bên anh (thế tao không thành công thì thế nào).
+ Em tin anh sẽ giàu có, em sẽ sát cánh cùng anh.
+ Anh tin rồi mình sẽ hạnh phúc, lấy anh đi em.
+ Anh tin rồi mình sẽ có ngôi nhà và những đứa trẻ. Anh thích trẻ con lắm. Lấy anh đi em..
Bla blo blo bla.


--------------------
Nhưng các cụ có câu: “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.
Có thể ban đầu 2 người quen nhau, thích nhau, đến với nhau chỉ vì những cảm xúc “không thuần tình yêu”. Như là thấy anh ta có tài đánh đàn nên thích. Như là thấy cô ta có vẻ đảm đang nên cưới. Như là thấy anh ta bênh vực, quan tâm, che chở mình nên cảm động. Hoặc đơn giản buồn buồn nên nhận lời yêu cho đỡ FA, để khỏi xấu hổ với bạn bè.

Nhưng sau 1 thời gian, dần dần lại nảy sinh tình cảm thật, nảy sinh những cảm xúc “thuần tình yêu”. Nên lúc này lại biến thành tình yêu đích thực.
Nên các anh trai hay có chiêu trò vẽ ra tương lai sáng lạng (để tăng cảm xúc hi vọng cho cô gái), nói dối về sự nghiệp, tài sản (để tăng cảm xúc an tâm, an toàn của cô gái). Để tiếp cận.
Sau 1 thời gian tiếp xúc đủ lâu, cảm xúc trai gái thuần tình yêu đã đủ mạnh, thì dù có biết sự thật, các cô gái cũng khó mà thoát được nữa.
Tags

Post a Comment

0 Comments
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.