Nhị hợp - lục hại trong tử vi

NHỊ HỢP

- Cung nhị hợp với cung A cho biết mặt sau của cung A.

VD: cung A là cung Tài cho biết cách kiếm tiền có Không Kiếp hãm địa trông rất lìu tìu, nhưng có Hóa Lộc nhị hợp sang (sách gọi là ám Lộc) nhất là cung tài ở thìn cung phụ mẫu ở dậu Hóa Lộc nhị hợp sang thì có thể có cha mẹ rất giàu có.

- Nhấn mạnh về "ám trợ"

Bản chất của nhị hợp là "ám", trợ hay phá tùy cách cục. Ám trợ có nghĩa là chắc chắn không phải của mình làm ra, không phải do mình làm ra. Nhị hợp tam hóa hàm ý được ám trợ rất mạnh.

Mặt trái của ám là ám phá. Nếu nhị hợp với Ta là hung thì Ta bị ám phá.

Khoa minh Lộc ám thì ta chỉ có Khoa mà Lộc do người khác mang đến.

Ám Quyền thì ta có thể được một tay quyền lực nào đó chống lưng. Cho nên lá số Tưởng Trung Chính, Khoa Quyền Lộc chính thủ không thể nói ông ta không có tài năng chỉ ăn may mà có được sự nghiệp. Nhưng đại vận Tử Phá phát dã như lôi lại do Khoa Quyền Lộc ám hợp, thì có thể hiểu vào thời gian đó ông ta được sự ủng hộ khủng khiếp như thế nào.

- Nhị hợp là hỗ trợ, sự hỗ trợ nhưng không tham gia cùng như đồng bọn (tam hợp). Hỗ trợ như cha mẹ hỗ trợ con ăn học nhưng cha mẹ không thi hộ được.

 

- Có 5 cặp sao vĩnh viễn nhị hợp nhau

Phủ và Nhật; Cơ và Phá; Vũ và Nguyệt; Đồng và Tham; Liêm và Lương.

- Tính chất của các căp nhị hợp không cùng loại mà cũng không đối nghịch chan chát. Vì dù sao không thể cộng cũng không thể trừ do khác thứ nguyên hay không cùng loại. Chúng tồn tại song song với nhau như hai mặt của vấn đề.

- Thiên Cơ hệ thống hợp với Phá Quân bát nháo. Khi Cơ miếu thì Phá hãm còn khi Phá miếu thì Cơ hãm. Nhưng ngũ hành của Cơ là mộc được âm thủy của Phá sinh trợ. Cơ và Phá cùng là sao âm. Tức âm dương ngũ hành của các cặp sao này thuận nhau. Nhưng sự đắc hãm là đối nghịch. Điều này hợp lý vì hai mặt của một vấn đề khó mà cùng tỏa sáng.

- Phủ Nhật hỏa thổ tương sinh cùng là sao dương. Thiên Phủ chủ gom chứa ẩn giấu che chở, Thái Dương chủ tỏa sáng phát huy quảng bá.

- Đồng Tham cùng là sao dương thủy mộc tương sinh. Tham Lang chủ vơ vét tư túi, Thiên Đồng chủ phúc chia sẻ xởi lởi.

- Vũ Nguyệt cùng là sao âm kim thủy tương sinh, Vũ Khúc chủ luồn lách khéo léo, Thái Âm lại chủ thu liễm an định.

- Liêm Lương đều là sao âm, hỏa thổ tương sinh. Thiên Lương hình mộc khí thổ chủ lành chủ bao dung. Liêm Trinh chủ nguyên tắc hình phạt.

- Các sao Tử Cự Tướng Sát không tham gia nhị hợp.

Tử Vi đó là sự cô độc chí tôn không cần sự ám trợ của bất kì ai.

Cự Môn đó là sự chống đối bẩm sinh, không thích ai giúp và không thích giúp ai.

Thất Sát là sát thủ cô độc.

Thiên Tướng là sự chấp chưởng hành chính không lôi thôi.

 

LỤC HẠI

- Lục hại là sự cạnh tranh. Cạnh tranh nhưng không đối đầu hay hủy diệt nhau. Cạnh tranh như các bạn học cùng đi thi, như môn thể thao đua ngựa. Hợp và hại không cùng thứ nguyên nên không thể cộng dồn tăng lượng như tam hợp. Nhưng ảnh hưởng của nó không thể không xét đến trong tử vi. Có điều nếu cứ gom sao tả pí lù cùng với tam hợp xung chiếu tất sẽ sai và thêm rối.

- Các bộ sao lục hại vĩnh viễn gồm có: Tử vi Cự Môn; Cơ Tướng; Sát Nhật.

- Cặp Sát Nhật cùng là sao dương và hỏa khắc kim. Tính chất xây dựng quảng bá của Thái Dương bị đối chọi bởi tính hủy diệt của Thất Sát.

Thái Dương tuy là văn tinh nho nhã nhưng dám tranh đấu với cái ác. Hình ảnh cho Thái Dương là các trí sĩ cách mạng như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Họ đều là người có học và không phải tay dao súng nhưng không phải vì thế mà sợ ác phụ tà.

- Cặp Tử Vi Cự Môn: sự chống đối bất mãn của Cự Môn khi công khai bác bỏ ngôi của Tử Vi. Mặc dù bị thổ của Tử Vi áp chế nên sự chống đối của Cự là vô lực nhưng dù sao đức vua chắc chắn phải đạp lên miệng thế gian mà thi hành vương đạo.

- Cặp Cơ Tướng: Thiên Cơ ngả theo cái ác để chống đối Thiên Tướng (Cơ nhị hợp Phá, lục hại Tướng. Hợp cái xấu của Phá mà phá cái tốt của Tướng)

Thế lục hại của Cơ Tướng lạ kì ở chỗ Cơ mộc được Tướng thủy sinh. Đây là cặp lục hại tương sinh duy nhất. Có thể nó mang hai hàm nghĩa. Một là phe chính nghĩa Thiên Tướng không thể bị khắc chế. Hai là Thiên Cơ cũng không phải sao ác. Hoặc cũng có thể tính hệ thống của Cơ cạnh tranh tính bảo thủ cơ chế của Thiên Tướng.

- Đồng Lương chỉ hợp không hại, điều đó nói lên tính cách không tranh giành của Đồng Lương.

- Tham Lang tuy là tham trong tham sân si nhưng cũng không tham gia lục hại thể hiện cái xấu thụ động của Tham, cái xấu không áp đặt không tranh đoạt.


Tags

Post a Comment

0 Comments
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.