Hứng thú và đam mê.

jae_joong_idol hỏi:
Thi đại học e chọn trường kinh tế cho hợp với tử vi nhưng cảm thấy mình không hợp và không hứng thú với ngành học, 
nhiều khi cảm thấy mông lung không có định hướng. h e đang học đh ngoại ngữ và cảm thấy tiếc vì mình đã bỏ lỡ đi nhiều cơ hội tốt, bỏ lỡ đi niềm đam mê của mình. Mong rằng không phải sự trở lại muộn màng  :)
.
Lê Thực: 
Với giáo dục phổ thông của Việt Nam thì rất khó để biết được đâu là đam mê, đâu là ngành nghề mình có khả năng.
Đam mê và hứng thú đều là các hiệu ứng tâm lý em ạ. Nó khác với khả năng. Khả năng thì A là A, B là B. Khả năng toán là toán, văn là văn, phân tích là phân tích mà chém gió là chém gió.
Còn ngươc lại, đam mê và hứng thú phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh xã hội và thành quả mình đạt được.
Theo tâm lý học, đam mê thực sự mạnh nhất, là khi em làm 1 việc gì đó, thấy được thành quả, thấy mình đã tăng kiến thức khả năng trong môn đó 1 chút, từ đó kích thích thêm hứng thú, và cứ thế thành bậc thang liên tục. Chứ chẳng có ông nào sinh ra khẳng định được mình đam mê cái này hay cái khác.
Hứng thú, tức là dựa trên thành quả xã hội, những triển vọng tương lai mà mình hi vọng sẽ đạt được. Với 1 môn, 1 ngành, ta sẽ có hứng thú khi xã hội đang trân trọng và nhu cầu nhân lực cao, thu nhập cao cho ngành nghề đó. Hoặc đơn giản hơn, những hấp dẫn về tiền bạc, danh vọng v.v... của 1 nghề làm ta thấy hứng thú.
Nên đừng trách bản thân làm gì cả. Vì vốn khi chập chững vào trường ĐH, em chẳng biết đam mê của em là cái gì đâu, em chỉ có 1 chút hứng thú (kì vọng) với ngành kinh tế mà thôi.
===
Nhất Nguyện hỏi:
Em luôn nghĩ đam mê hay nghề nghiệp mà mình gắn bó đến cuối đời do Duyên tạo
Ví dụ như , học ngành sư phạm và ra làm giáo viên ... làm được vài năm thì không còn đam mê nữa và chỉ xem công việc dạy học như nghề mưu sinh ngày 3 bữa cơm thôi ! Tình cờ có người bạn giới thiệu cho việc buôn bán món đồ A , người này ban đầu ậm ừ làm chơi kiếm tiền xài vặt thêm ... từ từ yêu thích nghề kinh doanh và đam mê nổi lên và nghĩ công việc " gõ đầu trẻ " mà chuyển hướng sang kinh doanh !
Theo anh thì em suy nghĩ như vậy có đúng ko ?
.
Lê Thực: 
Chuyện đam mê yêu thích trong trường hợp này sẽ như thế này nhé.
- Kinh doanh nhỏ lẻ ==> thu về ít tiền ==> thêm hứng thú, đầu tư nhiều hơn ==> lại thu về thành quả ==> lại hứng thú là tiếp tục ==> lại thu về thành quả...
Cứ như thế. Hoặc có những lần thất bại, nhưng trên cơ sở mình đã thành công 1 vài lần từ trước, thì 1 ít thất bại lại kích thích hăng máu hơn. Cũng giống như chơi lô đề, nếu chơi vài lần đầu mà trúng, thì sau đó có thua nhiều vẫn hăng máu, chơi vài lần đầu trật lất hết, thì cũng chẳng muốn chơi nữa.
Bây giờ bạn nhảy vào 1 môn, 1 ngành, mà từ những cái nhỏ nhất cũng vấp váp, sai sót liên tục, tốn sức mà không thấy trình độ tăng lên mấy, thì lấy đâu ra đam mê. Đừng bắt mình phải đam mê 1 cái gì đó, vì cơ bản nó là hiệu ứng tâm lý dựa trên kết quả từng bước đi. Bước được vài bước mà cứ ngã liên tục thì không đam mê nổi.
Nó khác hứng thú nhiều nhé. Đam mê 1 khi đã hình thành thì tồn tại khá lâu. Còn hứng thú chỉ là nhất thời và dễ bị dập tắt. Hứng thú khơi nguồn cho đam mê, nó đơn giản chỉ là nhìn 1 việc gì đấy thấy hay hay, thấy thú vị, hoặc đem lại danh tiếng, tiền bạc, thế là lao vào. Lao vào có thành quả, thấy mình làm được, có khả năng, thì hình thành đam mê.
.
Nhưng sự đời ác nghiệt, những nghề bạn hứng thú và đam mê, lại không hẳn là những nghề mà bạn có khả năng nhất. Vì hứng thú và đam mê là dựa trên xã hội. Có thể bạn có khả năng để làm 1 nghề nào đó, nhưng nghề đó xã hội không trọng dụng, không đề cao, không nhiều tiền, hoặc chí ít là không làm cho bạn nổi bật hơn so với người khác, thì vẫn phải bỏ qua thôi.

Tags

Post a Comment

0 Comments
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.