Bàn về sao Thiên Tướng.

Sao Thiên Tướng là 1 sao tính chất rõ ràng, dễ xem dễ luận, đặc điểm cũng ghi rõ trong các sách kinh điển. Nhưng vì nhiều lý do mà có rất nhiều hiểu nhầm về nó. 

Trong bài này tôi sẽ làm rõ lại 1 số ý (cũng từ sách kinh điển mà ra) cộng thêm nghiệm lý cá nhân.

1. Tướng không phải là tướng lĩnh quân đội.

Trước hết, chữ Tướng (相) trong Thiên Tướng nghĩa là hỗ trợ, cũng có nghĩa ám chỉ làm quan (quan tướng). Các từ có chữ này là Tướng Quốc (quan hỗ trợ quốc gia), tể tướng (hỗ trợ chúa tể), thủ tướng (quan đứng đầu).

Nó khác hoàn toàn với chữ Tướng (將) nghĩa là chỉ huy, tướng lĩnh.

Do đó Tử Vi đi với Thiên Tướng tức là vua Tử Vi có người hỗ trợ. Chứ không phải vua Tử Vi đem tướng lĩnh ra trận.

Thiên Tướng gặp Triệt, luận là tướng ra trận bị chặt đầu cũng không đúng. Làm gì có tướng ra trận nào ở đây.

Suy luận tính uy dũng, mạnh mẽ, chỉ huy của sao Thiên Tướng dựa trên tên của nó là không đúng.

Sao Thiên Tướng của chúng ta mang nghĩa văn nhiều hơn là võ.

Do đó cần hội nhiều văn tinh Tả Hữu Xương Khúc, Ân Quang Thiên Quý.


2. Thiên Tướng tính cách rất rõ ràng.

Với sao Thiên Tướng, nếu đã ứng vào thì tính cách thường rất rõ ràng, dễ luận. Cầu kì, thích ăn ngon mặc đẹp, coi trọng quan hệ xã hội. Và có 1 số đặc trưng dễ thấy:

- Rất coi trọng quan hệ xã hội. Thường sợ người khác nghĩ xấu về mình. Việc đi cùng ai, ngồi cùng ai, làm việc với ai rất quan trọng.

- Cầu kì, có phần khó tính trong việc ăn uống, quần áo, không gian sống.

- Ngay thẳng, chính trực. Rất khó làm việc xấu việc ác. Đây là đặc điểm chung của các sao dương. Nhưng Thiên Tướng thể hiện rất rõ điểm này. Nếu có làm việc gì sai trái cũng chỉ dám làm mức độ nhỏ, không thể làm chuyện lớn.

Nếu cuộc đời bi đát, không thuận lợi, Thiên Tướng chọn cách rũ bỏ, xa lánh đời thường, làm thầy bói, đi tu, chứ không chịu làm cướp, hay sử dụng mọi thủ đoạn để tồn tại.

- Thông minh sáng dạ, dù hãm địa vẫn thông minh.

- Không mạnh mẽ quyết tâm, không tham vọng, nếu không bị thúc ép thì cũng rất lười nhác, độ chủ động không cao.

 

3. Thiên Tướng có đủ phúc, quyền, lộc.

Bộ 2 sao Thiên Phủ, Thiên Tướng luôn tam hợp với nhau. Chỉ cần 1 trong 2 sao này đắc địa, không bị sát tinh phá hoại, không gặp Tuần Triệt, Đại Tiểu Hao. Mệnh thân vào đó là đã đủ phúc, lộc, và có địa vị trong xã hội.

Thiên Tướng như cái ấn, dù không có quyền lực thật sự nhưng vẫn có cái uy tín, địa vị. Thiên Phủ như cái kho tiền, tiền bạc tài lộc dồi dào. 2 sao này không bị phá hoại là đã đủ phúc lộc tự nhiên mà có không cần nhọc sức nhiều.

Kể cả mệnh vô chính diệu, hội Thiên Phủ Thiên Tướng, không bị sát tinh phá hoại thì cũng đủ phúc cao lộc dày, sống thọ chứ không phải yểu mệnh.


4. Thiên Tướng đi với sát tinh thì sao?

Kình - Đà

Sách đẩu số toàn thư có viết: “Hãm địa tham liêm vũ phá dương đà sát thấu, xảo nghệ an thân.”

Nghĩa là Thiên Tướng có gặp Tham Lang, Liêm Trinh, Kình Dương, Đà La thì cũng không bị các sao này làm biến chất, không tham lam mà biến thành tiểu nhân được. Sẽ chỉ làm việc tay chân, việc thủ công, dựa vào tay nghề khéo léo (và đầu óc thông minh) để an thân.

 

Không – Kiếp:

Thiên Tướng đắc địa không sợ không kiếp. Nhưng không kiếp có thể làm Thiên Tướng biến chất. Trở nên ảo tưởng, phi thực tế. Do đó nhiều khi cũng tự lừa dối bản thân mà trở thành gian manh, xảo trá, hay làm chuyện xấu (để phục vụ lý tưởng riêng của Thiên Tướng, mà Thiên Tướng cảm thấy cần làm chuyện xấu vì nghĩa lớn).

Do đó Thiên Tướng gặp Không Kiếp rất khó thành công. Kể cả trường hợp Không Kiếp đắc địa ở Tỵ Hợi thì cũng phải cần thêm cát hóa (ân quang thiên quý) để hỗ trợ.

Bản chất Thiên Tướng cần tĩnh chứ không cần động. Cái động của Không Kiếp làm Thiên Tướng lao đao vất vả.

Thiên Tướng hãm địa thì sao. Càng nguy hiểm. Thường biến chất thành kiểu : “cướp người giàu chia cho người nghèo”. Về cơ bản cũng giống như trên nhưng xuất thân hèn kém, lao đao khổ cực hơn.

 

Hỏa – Linh.

Thiên Tướng vốn cũng không sợ hỏa – linh. Tuy nhiên hỏa – linh không giúp Thiên Tướng phát đạt, cũng không giữ vững cái ổn định cho Thiên Tướng.

Gặp hỏa tinh, linh tinh thì Thiên Tướng thông minh, có chí khí nhưng thường nặng về triết lý, thích hợp tu đạo. Hãm địa thì nhiều khi làm thầy bói, đi tu sớm. Đắc địa có phúc lộc thì tu tại gia, làm từ thiện nhiều.

Tags

Post a Comment

0 Comments
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.