Khởi nguồn nhân tướng học.

Con người có 1 học thuyết trong bói toán là: thiên nhân hợp nhất.
Nghĩa là: thiên nhiên thế nào, con người thế đó. Vì thế họ nghiên cứu các quy luật thiên nhiên, để suy luận ra tính chất của con người.
Môn nhân tướng học là 1 môn ra đời dựa trên thiên nhân hợp nhất như vậy.

Môn nhân tướng học khởi nguồn từ việc quan sát hình dáng, cách đi đứng, phong thái của một con người, sau đó so sánh với thiên nhiên xem giống loài vật nào không. Rồi xem số phận, tính cách của người đó có gì đặc biệt?
Sau đó, người ta bắt đầu tò mò và xem xét từng đường nét trên khuôn mặt, cấu trúc các loại xương, hình dáng của đầu, và đúc kết dần để ra những kinh nghiệm.
Những kinh nghiệm tích lũy bằng hình thức thống kê như thế này, xuất hiện rất nhiều trong dân gian, mà ông bà bố mẹ chúng ta, dù không học bài bản về tướng học, nhưng quan sát sơ qua, vẫn biết 1 vài điểm nhất định. Chủ yếu là được truyền miệng từ cha mẹ. Ta thỉnh thoảng nghe cha mẹ ông bà truyền nhau những câu như: đàn ông miệng rộng có tài, đàn bà miệng rộng điếc tai xóm làng. Hay môi thâm thì xấu, tai giấu mặt giàu sang.

Không chỉ người phương Đông để ý đến điều này, mà người phương Tây cũng rất quan tâm và để ý. Họ nhận thấy rằng, với những hình dáng bên ngoài nhất định, sẽ thể hiện tính cách nhất định. Và với những bề ngoài nhất định, cũng thể hiện sức khỏe, giàu nghèo, sướng khổ nhất định.
Trong vở kịch của nhà đại văn hào Anh Shakespeare, vở Cesar, có đoạn: Cesar nhìn thấy Cassius bèn bảo cận thần của ông rằng:
- Các ngươi hãy canh chừng tên Cassius kia. Vóc nó gầy guộc với đôi mắt võ vàng của nhiều đêm không ngủ. Ta sợ những người như hắn. Hắn đang mưu toan hại ta đó.
Trong 1 tài liệu khác, người phương Tây chia đầu làm 6 loại, mỗi loại có những đặc tính khác nhau.
Nhìn chung, cách xem tướng của người phương Tây cũng giống như dân gian ở Việt Nam, chỉ dựa trên kinh nghiệm đúc kết, chưa có nghiên cứu bài bản chuyên sâu, chưa có hệ thống lý luận, và truyền miệng đời này qua đời khác. Vì vậy mà không có nhiều thành tựu lớn.


Nhưng người Trung Quốc thì không như vậy. Từ thời cổ, người Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng xem tướng. Và phát triển rất nhanh. Người ta xem tướng chủ yếu để chọn người ra giúp vua, chọn người hiền làm quan, chọn người quân tử để làm tôi tớ, dũng mãnh để làm tướng xông pha trận mạc. Vì thế, ngoài những kinh nghiệm dân gian tích góp. Người Trung Quốc bắt đầu đề ra các hệ thống lý luận, các lý thuyết về nhân tướng học.
Từ thời đại Xuân Thu - Chiến Quốc (722 đến 221 trước Công Nguyên ), thuật xem tướng dần dần thịnh hành, ngày càng tinh thạo, có một số sách được tung ra xã hội. Từ thời Chiến Quốc đến đầu nhà Tần, đặc biệt bắt đầu từ thời Hán, thuật xem tướng đã trở thành một bộ môn có hệ thống lý luận. Tiêu biểu cho thời này là nhà tướng học Hứa Phụ, với nhiều giai thoại và tài liệu còn truyền đến ngày nay.
Các đời tiếp theo tướng học đều phát triển. Đến đời Minh-Thanh thì phát triển đến độ phồn vinh. Đời Minh có nhà tướng học Viên Củng với bộ sách Liễu Trang Thần Tướng rất được vua Minh Thành Tổ quý trọng. Vua Minh Thành Tổ xem Viên Củng như bạn tri kỷ, thường xuyên trò chuyện về tướng học.


Có thể nói, từ khởi nguồn chỉ là thống kê và kinh nghiệm, người Trung Quốc đã khoa học hóa môn Nhân Tướng học, phát triển mạnh mẽ, để tạo nên bộ môn với nhiều ý nghĩa và giá trị như hiện nay.

Post a Comment

0 Comments
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.