Số phận dưới góc nhìn khoa học

Từ trước đến nay luôn tồn tại 2 phe, tranh cãi quyết liệt về việc: “số phận là gì? Liệu có số phận hay không?” Mình viết bài này dưới góc độ vật lý học (khoa học) để nói về 2 từ “số phận”.
Trước hết, định nghĩa “số phận”. Tức là những thứ xảy ra trong cuộc đời mỗi vật (người, loài vật, đồ vật). Mang mang tính “không thay đổi được” hoặc “chỉ thay đổi được 1 phần nhỏ”. Nói chung là ngoài tầm kiểm soát của con người.

Số phận có thật hay không?
Thời cổ, các nhà khoa học đã đưa ra một lý luận như sau: Nếu cho bạn 1 hệ kín (hệ các vật chỉ tương tác với nhau, và không tương tác với bên ngoài), thì bằng các phép tính khoa học, nếu biết trạng thái ban đầu của hệ, ta có thể tính toán được trạng thái của hệ ở bất kì thời điểm nào.
Có những hệ vẫn tương tác với môi trường bên ngoài, nhưng ta vẫn có thể xem là gần kín, và vẫn tính toán được.
Ví dụ: cho 1 vật thả trong 1 ống đã hút chân không. Ta có thể tính toán và dự báo tốc độ của vật ở 1 thời điểm.
Cho 1 quả chuối vào tủ lạnh. Khi đã biết đủ thông số của chuối và thông số của tủ lạnh, ta có thể tính được trạng thái của chuối ở 1 thời điểm bất kì.
Vì vậy, các nhà khoa học đưa ra kết luận: số phận là có thật, bởi vì con người, con vật hay bất cứ vật nào, cũng đều cấu tạo từ các tế bào, các nguyên tử phân tử, các electron, proton, notron. Và toàn bộ đều diễn biến, tương tác, hoạt động theo các định luật có sẵn của tự nhiên (định luật vật lý) và các định luật này là cố định, không thay đổi.
Vì vậy mà, giả sử nếu có 1 siêu siêu máy tính khủng khiếp, và thu thập đủ trạng thái của tất cả mọi vật chất trong vũ trụ. Thì ta có thể tính toán được trạng thái của vũ trụ ở bất kì thời điểm nào. Con người cũng nằm trong số đó, không ngoại lệ. Những suy nghĩ trong đầu các bạn, đều là các chất hóa học được sản sinh, và tương tác giữa các tế bào, các nguyên tử phân tử, cũng đều có quy luật hết.
Do đó, con người sinh ra đã nằm trong vòng xoáy của tự nhiên, và tuân theo các quy luật tự nhiên, không thể thay đổi, tương lai của con người cũng đã được an bài trước, không thể thay đổi. Đó gọi là số phận bất biến.

Tuy nhiên. Số phận thực ra lại có biến đổi, và tương lai là 1 hàm số mang tính xác suất.
Lý luận trên đứng rất vững trong 1 thời gian dài. Cho đến khi cơ học lượng tử ra đời.
Để hiểu về cơ học lượng tử, các bạn có thể hình dung như thế này:
Cho 1 tấm bìa đục lỗ. Sau đó, bắn 1 viên bi đi qua lỗ của tấm bìa. Hỏi: sau khi đi qua lỗ, ta có thể dự đoán được viên bi sẽ đi hướng nào, góc nào 1 cách chính xác hay không?
Vật lý cổ điển trả lời là: có. Nhưng cơ học lượng tử trả lời là: không.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng. Mỗi vật đều có tính chất hạt và sóng. Tính chất sóng có thể làm cho hạt đi theo các hướng khác nhau không lường trước được (như là hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ của sóng nước và sóng ánh sáng)
Như vậy, sau khi viên bi chui qua lỗ, ta chỉ có thể dự đoán xác suất bao nhiêu % nó sẽ bay theo hướng này hay hướng kia, chứ không thể dự đoán chắc chắn 100% được.
Khi vật thể và cái lỗ càng nhỏ, hiện tượng này xảy ra rõ ràng hơn, với 1 chùm electron bắn qua 1 lỗ nhỏ, hứng phía sau ta sẽ thu được 1 hình ảnh là các vòng tròn đồng tâm, thay vì 1 điểm duy nhất ở tâm.
Như vậy, cơ học lượng tử đã bác bỏ thuyết: số phận là bất biến.
Nhưng không bác bỏ được chuyện số phận. Cơ học lượng tử chỉ ra rằng, vẫn có số phận, nhưng mang tính xác suất. Xác suất cao sẽ xảy ra điều này, và xác suất thấp sẽ xảy ra điều khác.

Nghiên cứu số phận như thế nào?
Người xưa đã sớm nhận ra, tự nhiên vận hành có quy luật, tuy phức tạp khó nắm bắt trọn vẹn, nhưng cũng nắm bắt được nhiều phần. Con người cũng thuộc tự nhiên, vậy nên cũng phải có quy luật.
Có 2 cách nghiên cứu quy luật của con người.
1. Nghiên cứu quy luật của tự nhiên, sau đó quy chiếu và suy vào con người.
2. Thống kê. Ví dụ 100 người sinh ra ở Bắc Cực thì 99 người chịu lạnh giỏi. 100 người sinh ra vào mùa xuân thì 90 người hiền hòa chẳng hạn.
Cái việc thống kê nghe rất bất khả thi, vì chẳng biết thống kê cái gì, và số lượng người tham gia phải cực lớn thì mới có được kết luận ra hồn. Ai sẽ làm việc đó?
Vì vậy người xưa chọn cách thứ nhất, nghiên cứu quy luật của tự nhiên, từ đó suy ra quy luật của con người.
Vì vậy mà, việc nghiên cứu có thể sẽ có đúng có sai, việc suy luận ra số phận của mỗi người cũng có đúng có sai.
Hơn nữa, số phận chỉ mang tính xác suất, vì vậy các môn dự đoán số mệnh chỉ có thể dự báo rằng: xác suất cao anh sẽ thế này, xác suất thấp anh sẽ thế kia. Chứ không thể dự báo chính xác 100% được.
Ngoài ra có thể dự báo: Nếu anh làm việc này, xác suất thành công sẽ cao hơn. Nếu anh làm việc kia, xác suất thành công rất thấp.
(cũng tương tự như: nếu dán màn hình điện thoại, xác suất bị xước sẽ thấp hơn là không dán)

Đó chính là chìa khóa của việc cải số.
Và cũng là chìa khóa đề nhiều người tin rằng: không có số phận, vì tôi có thể làm chủ được bản thân, tôi có thể nỗ lực.

Nhưng ngẫm mà xem, sau khi cụ Nguyễn Du bôn tẩu, chật vật cả cuộc đời, cuối cùng cũng phải thốt lên rằng:
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.


Tham khảo thêm các bài:
Nghiên cứu số phận như thế nào:
Lý thuyết số phận bất biến:
Lý thuyết quân cờ trong số phận:

Post a Comment

0 Comments
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.